Đề ôn tập số 4

Một số bài toán ôn tập chuẩn bị cho kì thi chọn HSG Toán 9 

Bài 1. Cho tam giác $A B C$ có $A B=c$, $B C=a$, $C A=b$ và nửa chu vi là $p$. $D$ là điểm trên cạnh $B C$ sao cho bán kính hai đường tròn nội tiếp các tam giác $A B D$ và $A C D$ bằng nhau. Chứng minh rằng $A D=\sqrt{p(p-a)}$. 

Bài 2. Cho tam giác $A B C$ ngoại tiếp $(O)$ có $A B=c$, $B C=a$, $C A=b$. Gọi $D$, $E$, $F$ là tiếp điểm của $A B$, $B C$, $C A$ vơi $(O)$. $ED$ và $E F$ cắt đường thẳng qua $A$ song song với $B C$ tại $G$ và $H$.

  1. Tính $\dfrac{D C}{D E}$ theo $a$, $b$, $c$.
  2. Chứng minh rằng $GF$, $HD$ và $EO$ đồng quy.
  3. Biết $EO$ cắt $GH$ tại $Q$, chứng minh tâm đường tròn nội tiếp tam giác $D F Q$ thuộc $(O)$.
Bài 3. Cho tam giác $A B C$ nhọn, các đường cao ${BE}$ và ${CF}$ cắt nhau tại ${H}$. Trên tia đối của tia ${EB}$ lấy điểm ${P}$, trên tia đối của tia ${FC}$ lấy điểm ${Q}$ sao cho $\widehat{A P C}=\widehat{A Q B}=90^{\circ}$.
  1. Chứng minh rằng tam giác $A P Q$ cân tại ${A}$.
  2. Gọi ${I}$ là trung điểm của ${BC}$. Đường thẳng qua ${H}$ và vuông góc với ${HI}$ cắt ${AB}$, ${AC}$ lần lượt tại ${M}$, ${N}$. Chứng minh rằng ${HM}={HN}$.
  3. Gọi ${O}$ là giao điểm các đường phân giác của tam giác $A B C$. Chứng minh rằng $$\frac{O A}{\sqrt{b c}}+\frac{O B}{\sqrt{ca}}+\frac{O C}{\sqrt{a b}}+\frac{a b c}{O A \cdot O B \cdot O C} \geq 4 \sqrt{3}$$ với $A B=c$, $A C=b$, $B C=a$.
Bài 4. Cho tam giác $A B C$ có ba góc nhọn, vẽ đường cao $A D$ và $B E$. Gọi $H$ là trực tâm của tam giác $A B C$.
  1. Chứng minh rằng $A D \cdot D H=D B \cdot D C$ và $\tan B \cdot \tan C=\dfrac{A D}{H D}$.
  2. Gọi $a$, $b$, $c$ lần lượt là độ dài các cạnh $B C$, $C A$, $A B$ của tam giác $A B C$. Chứng minh rằng $\sin \dfrac{A}{2} \leq \dfrac{a}{2 \sqrt{b c}}$.
Bài 5. Cho hình vuông ${ABCD}$ có ${AB}={a}$, ${P}$ và ${Q}$ lần lượt là thuộc các cạnh ${AB}$, ${AD}$ sao cho $\widehat{P C Q}=45^{\circ}$. Chứng minh rằng chu vi tam giác ${APQ}$ bằng $2{a}$.
Bài 6. Cho tam giác ${ABC}$ cân tại ${A}$, nhọn, ${H}$ là trực tâm. Gọi ${E}$ là trung điểm của ${AC}$. Lấy ${D}$ trên ${BC}$ sao cho ${BC}=3CD$. Chứng minh ${BE} \perp {HD}$.
Bài 7. Cho tam giác $A B C$ vuông cân tại $A$ và $M$ là điểm di động trên đường thẳng $B C$ ($M$ khác ${B}$, ${C}$). Hình chiếu của $M$ trên các đường thẳng $A B$ và $A C$ tương ứng là $H$ và $K$. Gọi $I$ là giao điểm các đường thẳng ${CH}$ và ${BK}$. Chứng minh rằng các đường thẳng $MI$ luôn đi qua một điểm cố định.
Bài 8. Cho tam giác $A B C$ vuông tại $A$ ($A B<A C$), kẻ đường cao $A H$ của tam giác $A B C$. Gọi $D$ và $E$ là hình chiếu của $H$ trên $A B$ và $A C$.
  1. Cho $A B=6$ và $H C=6{,}4$. Tính $B C$ và $A C$.
  2. Chứng minh rằng $D E^3=B C \cdot B D \cdot C E$.
  3. Đường thẳng qua $B$ vuông góc với $B C$ cắt $H D$ tại $M$. Đường thẳng qua $C$ vuông góc với $B C$ cắt $H E$ tại $N$. Chứng minh rằng ba điểm $M$, $A$, $N$ thẳng hàng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề ôn tập số 1

Đề ôn tập số 2

Đề ôn tập số 5